Banner 10
09:27
Thứ 2
23.12.2024

Tọa đàm Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới.

Chia sẻ:

Ngày 12/4/2023, tại trụ sở Viện Nghiên cứu Pháp luật và Xã hội, Ban lãnh đạo Viện, Hội đồng khoa học Viện và Các nhà khoa học đã tổ chức tọa đàm với chủ đề Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới.

Ilss 1

Dự và chủ trì Tọa đàm có GS.TS. Phan Trung Lý – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật và Xã hội. Buổi tọa đàm có sự tham gia của GS.TS. Lê Minh Tâm, PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, TS. Nguyễn Văn Cương, PGS.TS. Trần Quang Hiển, PGS.TS. Lê Bộ Lĩnh, TS. Trần Văn Hằng, cùng các chuyên gia, nhà khoa học và trợ lý nghiên cứu của Viện.

Qua trao đổi, thảo luận, các chuyên gia, nhà khoa học đã xác định cuộc vận động học tập và làm theo thực tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thời gian qua đã đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng. Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đất nước đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức. Do vậy, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới, hơn bao giờ hết chúng ta cần tiếp tục thấm nhuần và vận dụng sáng tạo những nguyên lý, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết đúng đắn những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không chỉ có giá trị lịch sử to lớn mà còn có ý nghĩa quan trọng cho hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng, và Nhà nước ta nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; hoàn thiện hệ thống pháp luật, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; góp phần làm rõ định hướng quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả…

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới đã khẳng định quan điểm “Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ðảng là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị; luôn phải đặt trong tổng thể công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, kiên trì, hiệu quả; thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

Trên cơ sở đó, các chuyên gia, nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận để bước đầu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thời kỳ đổi mới ở nước ta. Đây là những tiền đề quan trọng để triển khai nghiên cứu của Viện, góp phần định hướng, đề xuất giải pháp tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; cũng như góp phần phục vụ xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng.

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan